Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Những lễ hội và tập tục kỳ lạ của người dân tộc thiểu số

Tục ngủ chung của người Gia Rai

Dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ khá lớn. Con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trăng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Qua những đêm ấy, có những đôi mắt đã tìm đến nhau. Trời phú cho con trai Gia Rai đàn giỏi, con gái hát hay. Đàn hát mệt thì cùng nằm quanh bếp lửa ngủ. Ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một năm sau mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước.

Vỗ mông kén chồng

Ở Hà Giang, người Mông cư trú khá đông. Họ thích sống trên núi cao và ở nhà đất. Những phiên chợ vùng cao ngày cuối năm bao giờ cũng là điểm hẹn lý tưởng cho trai gái tìm đến nhau. Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu, ở đây còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời. Sáng đầu năm, nam thanh nữ tú nhất loại về tụ tập ở khoảng sân diễn tục chơi "ú tim". Sau những chén rượu chúc tụng cho một năm mới tốt lành, họ đưa mắt tìm bạn đời. Khi đã có đối tượng, dùng ánh mắt làm hiệu đưa tình và nếu cô gái có ý chấp thuận thì cô bỏ chạy. Chỉ chờ có thế, chàng trai rượt đuổi theo ngay. Ai cũng gắng chạy hết khả năng. Khi chàng trai đuổi kịp cô gái và đưa bàn tay vỗ vào mông cô một cái, cô gái phải chịu khuất phục ngay. Họ chỉ chờ đến ngày cưới hỏi, để nên duyên vợ chồng.

Lễ hội "long tong" (Hội xuống đồng)

Một số địa phương vùng Bắc Việt, các dân tộc Tày, Nùng, H'mông... thường mở hội "long tong". Vào ngày hội, dân bản làng tụ tập ở mảnh đất rộng cạnh thửa ruộng chưa cày. Chủ tế là một lão nông cao tuổi, phúc hậu, khoẻ mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nông. Sau nghi thức cúng vái trời đất cho mưa thuận gió hoà, trong tiếng cồng chiêng vang rền, người ta dắt con trâu đực ra đi những luống cày đầu tiên. Nếu đường cày thẳng như kẻ chỉ thì nǎm ấy sẽ gặp được nhiều may mắn.

Khi nghi lễ này kết thúc thì có trò chơi tung còn. Người con gái tung quả còn cho người con trai mình thích. Chàng trai cố bắt được và ném trả lại cô gái. Đôi khi, quả còn đã xe duyên cho họ nên vợ nên chồng.

Tục cưới hai lần của người Pacô

Ở miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có dân tộc Pacô, xưa kia có tục cưới hai lần. Trai gái đến tuổi trưởng thành phải làm xong nhiệm vụ cà sáu chiếc răng cửa theo quy định thì mới được xem là đã trưởng thành và có thể xây dựng hạnh phúc gia đình. Lễ cưới lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu bò, chóe, nếp rượu, nồi đồng... Khi về nhà chồng, thì đôi vợ chồng trẻ phải tổ chức lễ "đạp bếp", đưa nhau trở lại nhà gái, trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức đoạn tuyệt hẳn với nhà cha mẹ đẻ, và gia nhập họ nhà trai. Thời gian sau ngày cưới, đôi vợ chồng lo làm lụng, vừa để trả nợ "thách cưới", vừa lo chạy vạy để làm lễ Pẩy Ploh (nghĩa là kết thúc trọn vẹn) hay còn gọi là lễ "mua cái đầu".

Tục "giỗ sống" của người Nguồn

Người Nguồn ở Quảng Bình là một dân tộc có khoảng 3,5 vạn người, hiện cư trú ở khắp các xã Minh Hoá, Tuyên Hoá. Con cái đã lập gia đình riêng thì mỗi lần Tết đến đều phải làm một mâm cỗ có đủ các thức ăn của ngày Tết, đem đến nhà cha mẹ mình (cả nội lẫn ngoại) và mời cha mẹ ăn Tết trước vào cuối tháng 11 (âm lịch), không quá ngày 25 tháng Chạp. Con cái trong gia đình phải thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét