Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Trắng tay vì... ớt

Thay vì “hét” giá cao như đầu vụ, khi vào thu hoạch rộ, thương lái TQ “bỏ chạy” khiến tiểu thương không biết bán cho ai, riêng người dân ngao ngán nhìn ớt chín rụng, héo queo cả vườn và đành phải nhổ bỏ.

Trắng tay vì ớt

Đang vào mùa thu hoạch, cả ngàn hécta ớt chín rục nhưng người dân tỉnh Gia Lai buồn không thu hoạch. Họ phải nhổ bỏ cả cây lẫn quả vì thương lái TQ thì “ép” giá xuống “đáy” từ 7.000 - 8.000 đồng/kg thay vì 20.000 - 30.000 đồng/kg như năm 2013.

“Tiền công thuê người hái là 5.000 đồng/kg rồi, còn lại không đủ trừ chi phí tiền phân bón, thuốc sinh trưởng - trừ sâu, công chăm sóc... Nên gia đình phải nhổ bỏ để chuyển sang giống cây trồng khác” - anh Trần Quang Tới (thôn Tân Hợi, xã Tân An, huyện Đắk Pơ) nói.

Anh Diet moi Tới cho hay, với giá năm ngoái, 2 sào ớt của gia đình, sau khi trừ chi phí lãi 50 triệu đồng nhưng năm nay thì “trắng tay”. “Với giá hiện tại thì lỗ nặng. Nếu từ 15.000 đồng/kg trở lên thì nông dân mới có thể bù vào các chi phí đầu tư” - chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Hà Tam, huyện Đắk Pơ) lắc đầu.
Anh Trần Quang Tới (huyện Đắk Pơ) đang phá bỏ vườn ớt chín rục vì bán không đủ bù lỗ.

Người dân cho rằng, giá bán ra quá thấp, tiền công hái ớt đã 150.000 đồng/người/ngày, mất đến 70% giá bán ớt. Tính thêm chi phí đầu tư và công chăm sóc thì người trồng ớt phải bù lỗ. Do vậy, hàng trăm hộ dân các huyện Đắk Pơ, Krông Chro... Đành phải phá bỏ các vườn ớt để chuyển đổi sang cây trồng khác. “Năm ngoái và đầu vụ thì giá cao, giờ giữa vụ thì giá quá thấp, hỏi thì các tiểu thương nói rằng, do phía thương lái TQ không thu mua nữa” - anh Tới ngao ngán.

Khó kiểm soát?

Người dân trồng ớt cho biết, hầu hết, họ đổ xô trồng theo phong trào vì thấy ớt năm trước được thương lái TQ trả giá cao. Trồng nhiều lời nhiều, hộ ít thì 2 sào, nhiều thì 7 - 8 sào. Với giá của năm ngoái, người dân thu về 40 - 50 triệu đồng/tấn/sào.

Tiểu thương Nguyễn Thị Trầm (xã Hà Tam, huyện Đắk Pơ) cho hay, http://vietnampcs.Com/dich-vu/dich-vu-diet-muoi-con-trung-hai/ năm 2013, xe đông lạnh từ Bình Định nối hàng dài kéo nhau lên các huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai tranh nhau thu mua ớt. Nông dân hái không kịp bán. Đầu vụ năm nay, thương lái TQ “thổi” giá lên đến 30.000 đồng/kg, người dân “hy vọng” sẽ thêm một năm bội thu mùa ớt.

Thế nhưng, khi bắt đầu vào thu hoạch rộ, thương lái TQ lại “đẩy” giá xuống đáy, rồi “lặn mất tăm” khiến nông dân không kịp trở tay, rơi vào cảnh “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, thiệt hại đơn kép vì đã trót “phi lao”. Theo số liệu từ Sở NNPTNT, toàn tỉnh Gia Lai có hơn 1.600ha ớt, thì năm nay, gần 1.000ha bị người dân phá bỏ.

“Việc người dân đua nhau trồng ớt, sở đã từng khuyến cáo không nên tự phát mở rộng diện tích vì ớt là cây không có thị trường, giá cả ổn định... Đồng thời không nằm trong giống cây thuộc diện quy hoạch của tỉnh” - Phó Giám đốc Sở NNPTNT - Lê Văn Lịnh cho biết. Cũng theo ông Lịnh, Sở NNPTNT đã từng tuyên truyền, vận động nhưng việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. “Để tránh rủi ro trong trồng trọt, nông dân nên trồng các giống cây nằm trong vùng quy hoạch của Bộ NNPTNT và UBND tỉnh như caosu, càphê, tiêu, mía... Có như vậy mới ổn định được” - ông Lịnh khuyến cáo.

Theo các chuyên gia phân tích, nông sản Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào TQ. Sự việc người dân tỉnh Gia Lai bị thương lái TQ tạo ra “cơn sốt ảo” thông qua việc thu mua ớt khiến nông dân ở đây đang rơi vào cảnh “tự đào hố chôn mình”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét